Một số người mắc bệnh tim mạch thường có suy nghĩ rất sai lầm rằng không nên hoặc không thể tập thể thao. Họ cho rằng việc vận động thể chất sẽ khiến bệnh tim mạch thêm trầm trọng do tim hoạt động quá tải, dễ gây tai biến.Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc những người bị bệnh tim có nên sử dụng máy chạy bộ không
Những người bị bệnh tim có nên sử dụng máy chạy bộ không
Tuy nhiên, tham khảo một số nghiên cứu với những thống kê cụ thể cho thấy, những người thường xuyên chạy bộ giảm nguy cơ tim mạch 50% so với người không luyện tập thể thao; ngoài ra 90% những trường hợp tai biến tim mạch xảy ra không nằm trong thời điểm tập luyện thể dục, thể thao.
Thực tế, thể dục thể thao đem lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Kể cả đối với người mắc bệnh tim mạch, thể thao cũng có vai trò tích cực trong việc điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.
Với chạy bộ, đi bộ đây là những môn thể thao khá đơn giản, dễ tập và đem lại nhiều lợi ích cho người tập. Những người mắc bệnh tim mạch có thể lựa chọn chạy bộ hoặc đi bộ với máy tập chạy bộ tại nhà để luyện tập rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng, phòng chống các bệnh tật trong đó có bệnh tim mạch.
Để hạn chế các yêu tố tiêu cực của môi trường và thời tiết, người bệnh tim mạch nên sử dụng máy chạy bộ để luyện tập, như vậy sẽ hiệu quả và an toàn hơn, cũng như kiểm soát tốt các thay đổi trong cơ thể nhằm tránh các nguy cơ phát sinh trong quá trình luyện tập. Chạy bộ tại nhà cũng giúp bạn tránh khỏi nguy cơ giẫm phải các vật cản trên đường như: gạch đá, vỏ chuối… an toàn hơn so với chạy bộ ngoài trời.
Thật sự, máy chạy bộ là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh tim mạch. Việc luyện tập trong nhà vừa tránh các yếu tố bất lợi của môi trường, của thời tiết, đồng thời có thể chuẩn bị sẵn sàng các phương án sơ cứu cho bản thân, hay liên lạc với bác sĩ chuyên môn qua điện thoại, người nhà trông chừng… như vậy sẽ an tâm hơn rất nhiều khi luyện tập.
Mặc dù vậy, việc luyện tập đối với người mắc bệnh tim mạch không nên duy trì thời lượng quá dài hoặc cường độ cao. Theo những người có kinh nghiệm thì với khoảng thời gian 15-20 phút luyện tập với cường độ vừ phải là đảm bảo an toàn.
Cùng với đó là cường độ luyện tập ở mức vừa phải, máy chạy bộ nên được cài đặt ở chế độ tập nhẹ, người tập luôn luôn theo dõi các chỉ số hiển thị trên máy như huyết áp, nhịp tim, lắng nghe phản ứng của cơ thể để dừng tập khi có các dấu hiệu bất thường. Ví dụ như các trường hợp hoa mắt, chóng mặt, khó thở hay xuống sức đột ngột cần nhanh chóng dừng tập để cơ thể nghỉ ngơi và ổn định.
Người bệnh tim mạch khi luyện tập trên máy chạy bộ, cần lưu ý một số vấn đề cụ thể sau:
– Duy trì thời gian phù hợp không để quá tải.
– Khởi động thật kỹ trước khi bước vào luyện tập.
– Cài đặt tốc độ thấp nhất khi bắt đầu chạy để cơ thể làm quen dần với việc vận động sau đó mới bắt đầu tăng tốc độ lên từ từ.
– Đặc biệt không để chế độ quá nhanh, nên hạn chế tốc độ chạy ở dưới mức 7km/h để tránh các trường hợp nguy hiểm.
– Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo đảm an toàn, các dụng cụ sơ cứu hay thuốc chữa bệnh cần thiết.
– Có người theo dõi bên cạnh để hỗ trợ khi xuất hiện các vấn đề về sức khỏe.
– Có phương tiện liên lạc tốt nhất để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các trung tâm y tế hay bác sỹ chuyên môn.
– Luyện tập tập trung nhưng không quên theo dõi các chỉ số hiển thị trên máy chạy bộ.
– Luôn lắng nghe cơ thể để phát hiện các biểu hiện bất thường, kịp thời xử trí.
Như chúng ta đều biết, luyện tập thể thao đem lại lợi ích cho sức khỏe con người, chạy bộ, đi bộ với máy chạy bộ điện là những môn thể thao phù hợp với nhiều người, kể cả với những người mắc bệnh tim mạch nếu chúng ta có những hiểu biết nhất định và có các phương án xử trí đúng đắn, cùng với sự chuẩn bị chu đáo. Đây cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị, giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe.